• Liên hệ công việc: iide@utt.edu.vn

Bộ GDĐT chủ chì tập huấn Khởi nghiệp theo Đề án 1665 cho cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐT tại 63 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc

Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 1665), Đề án 1665 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai với sự tham gia phối hợp của Đơn vị đồng hành - Công ty Cổ phần Công nghệ giáo dục Nova (NovaEdu). Chương trình Hội thảo và Tập huấn: “Hỗ trợ Khởi nghiệp cho cán bộ, giáo viên làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại các Sở Giáo dục Đào tạo và khối Trường Phổ thông trung học”; với quy mô triển khai đồng thời tại 63 Tỉnh thành trên toàn quốc; Chương trình Tập huấn nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Đề án 1665 diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 16/12/2021 ÷ 18/12/2021).

Ông Bùi Tiến Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV - Bộ GDĐT, kiêm Thư ký Đề án 1665 phát biểu khai mạc Tập huấn ngày 17/12/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tại buổi tập huấn ngày 17/12/2021, phát biểu khai mạc chương trình Tập huấn, ông Bùi Tiến Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV, kiêm Thư ký Đề án 1665 gửi lời chào và chúc sức khỏe đến các đồng chí Báo cáo viên và toàn thể các đồng chí học viên tham dự cầu Trực tuyến tại 63 tỉnh thành trên cả nước, sau khi đưa ra các tiêu chí về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình Tập huấn nằm trong chuỗi hoạt động thuộc Đề án 1665, ông Bùi Tiến Dũng đã nhấn mạnh và giới thiệu Chủ đề “Mô hình khởi nghiệp tại Cơ sở GDĐT và thực tế hoạt động khởi nghiệp trong khối GDĐH đến năm 2025” được Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) do TS. Đinh Quang Toàn - Phụ trách Trung tâm Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp của Trường trực tiếp lên lớp và chia sẻ, tương tác sẽ mang lại giá trị thiết thực, hiệu quả thông qua các kinh nghiệm, mô hình, quy trình triển khai hoạt động, … trong Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành đang rất quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện; ông Bùi Tiến Dũng cho biết, tham dự Chương trình tập huấn với vai trò học viên - là sự có mặt của hơn 1,000 cán bộ, giáo viên đang tham gia công tác quản lý trực tiếp tại các Cơ sở GDĐT đến từ Sở Giáo dục đào tạo và khối Trường THPT của 63 Tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc.

TS. Đinh Quang Toàn - Phụ trách Trung tâm Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghệ GTVT (Bộ GTVT), Báo cáo viên tại buổi Tập huấn với chủ đề “Mô hình Khởi nghiệp tại Cơ sở GDĐT và Thực tế hoạt động Khởi nghiệp trong khối Cơ sở GDĐH đến năm 2025”

Tham gia Báo cáo viên, lời đầu tiên TS. Đinh Quang Toàn - đại diện cho Tập thể sư phạm Nhà trường gửi lời cảm ơn đến quý Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tập đoàn Novaedu đồng phối hợp tổ chức Chương trình tập huấn với ý nghĩa thiết thực nằm trong khuôn khổ Đề án 1665, Nhà trường và cá nhân TS. Đinh Quang Toàn cảm thấy vinh dự khi được tham gia chia sẻ kinh nghiệm và mô hình khởi nghiệp trong hệ thống Cơ sở GDĐT đến cán bộ quản lý đang công tác tại các Sở Giáo dục đào tạo và khối Trường THPT của 63 Tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Mở đầu nội dung Tập huấn, TS. Đinh Quang Toàn cho biết, hai từ “Khởi nghiệp” hay “Startup” không còn xa lạ với người Việt, đặc biệt là Thế hệ các bạn trẻ học sinh - sinh viên (HSSV). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của chính phủ kiến tạo”. Chưa bao giờ Khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành như lúc này để Khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này - xuất phát từ mục tiêu của Cơ sở GDĐT đáp ứng đầu ra NNL chất lượng cao về chuyên ngành và kỹ năng, hy vọng các em HSSV, thế hệ trẻ hiện nay thích ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu đổi mới sáng tạo để tạo ra nguồn lực giá trị đóng góp cho xã hội và nền kinh tế, tri thức Quốc gia. TS. Đinh Quang Toàn giới thiệu tổng quan về Nhà trường trực thuộc Bộ GTVT với 76 năm truyền thống xây dựng và phát triển. Năm 2021, Nhà trường vinh dự và tự hào được đồng hành cùng Techfest Quốc gia, năm 2019 Nhà trường Thành lập Trung tâm Khởi nghiệp với tiêu chí xây dựng Đơn vị chuyên trách khởi nghiệp, đến nay Trung tâm Khởi nghiệp đã tham gia nhiều hoạt động trong Hệ sinh thái KN&ĐMST thuộc Đề án 844, Đề án 1665, Đề án 4889. Vì vậy, xây dựng mô hình Hệ sinh thái KN&ĐMST ngay từ địa phương thông qua Cơ sở GDĐT là tất yếu hiện nay giúp tạo ra sân chơi khoa học bổ ích cho học sinh, gắn khởi nghiệp với quá trình học tập, nghiên cứu nhằm tạo động lực và hình thành ý tưởng, tư duy đối mới sáng tạo cho học sinh ngay trên ghế Nhà trường nhằm thích ứng dần với môi trường lập thân, lập nghiệp. TS. Đinh Quang Toàn cho biết, Nhà trường với lưu lượng 14.000 ÷ 15.000 sinh viên hàng năm, với 3 Cơ sở đào taọ đặt tại các tỉnh thành trọng điểm như Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Để phát huy được hoạt động Khởi nghiệp ổn định và hiệu quả như ngày hôm nay phải kể đến sự quan tâm, tạo điều kiện từ Ban Giám hiệu cũng như sự ủng hộ và phối hợp hiệu quả từ các Đơn vị trong Nhà trường, cùng với việc xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Cựu sinh viên và Doanh nhân để kết nối hiệu quả các Doanh nghiệp đồng hành cùng hoạt động khởi nghiệp với Nhà trường.

Chia sẻ tại buổi Tập huấn về kinh nghiệm và mô hình khởi nghiệp, Người đứng đầu Trung tâm Khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chú trọng vào nhân lực chất lượng cao thông qua cử nhân lực tham gia đào tạo, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các Tổ chức (các Trường bạn, các hoạt động triển khai thuộc các Đề án 844, 1665, 4889); kết hợp tổ chức các sự kiện Hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, cuộc Thi các cấp để giao lưu và tích lũy kinh nghiệm trong Hệ sinh thái KN&ĐMST. Đồng thời, cần xây dựng mô hình các tổ, nhóm, câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp giúp phát huy tính chuyên nghiệp và quy mô hoạt động khởi nghiệp tại Cơ sở GDĐT; bên cạnh đó cần huy động nguồn lực và xây dựng Vườn ươm tạo (không gian làm việc chung giúp cá nhân và tổ chức có môi trường đồng hành và tham gia hỗ trợ giúp đỡ các hoạt động khởi nghiệp tại Cơ sở GDĐT); để thu hút được các Doanh nghiệp tham gia đồng hành cũng như môi trường Thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Nhà trường đã hoàn thiện các thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận với cơ quan chức năng để chuyển giao và thương mại hóa kết quả Startup. Sau 3 năm Trung tâm đi vào hoạt động đến nay đã đạt được nhiều kết quả thiết thực từ các cuộc thi Khởi nghiệp, các hoạt động Tập huấn, hội thảo, diễn đàn, … được các Tổ chức khởi nghiệp cấp Quốc gia, cấp Bộ ngành công nhận thông qua các minh chứng như Giấy khen; Giấy Chứng nhận; lựa chọn Nhà trường là đơn vị đồng phối hợp để tổ chức các sự kiện cũng như đồng hành cùng chương trình Tập huấn ngày hôm nay.

TS. Đinh Quang Toàn chia sẻ kinh nghiệm và những kết quả đạt được khi tương tác với các học viên là cán bộ quản lý trong các Cơ sở GDĐT của 63 Tỉnh thành

Phần cuối của nội dung chia sẻ, TS. Đinh Quang Toàn đưa ra đề xuất về mô hình hỗ trợ của Hệ sinh thái KN&ĐMST cho khối trường THPT đến năm 2025. Khuyến khích các Trường mạnh dạn đề xuất, kiến nghị với cơ quan chủ quản - chính là các Sở GDĐT địa phương để nhận được ủng hộ tích cực và tạo điều kiện từ phía cơ quan QLNN; bên cạnh đó cần xây dựng được kế hoạch triển khai thiết thực các hoạt động khởi nghiệp theo thế mạnh của Trường, của địa phương, của nội lực; huy động được nguồn lực từ các tổ chức xã hội tại địa phương tham gia phản biện, đồng hành; và tận dụng cơ chế chính sách từ các cơ quan QLNN Trung ương và Bộ ngành nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút tinh thần và nguồn lực cho hoạt động khởi nghiệp tại địa phương thông qua Cơ sở GDĐT. Chương trình tập huấn kết hợp trao đổi, tương tác để tạo ra không khí sôi nổi giữa Báo cáo viên cũng như các học viên đến từ các Cơ sở GDĐT trên khắp 63 Tỉnh thành cả nước, qua buổi chia sẻ kinh nghiệm và mô hình của Nhà trường, TS.Đinh Quang Toàn cũng mong nuốn nhận được những câu hỏi phản biện và chia sẻ từ các đồng chí học viên đang tham gia hoạt động khởi nghiệp tại địa phương để Nhà trường tham khảo và sẵn sàng phối hợp trên tinh thần xây dựng cộng đồng Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia phát triển bền vững. Do quỹ thời gian, cũng như phạm vi quy mô chương trình với số lượng học viên tham dự lớn, việc tương tác trao đổi chưa đáp ứng hết nguyện vọng của học viên. Trước khi kết thúc nội dung chia sẻ Tập huấn, TS. Đinh Quang Toàn gửi lời chúc sức khỏe đến quý Lãnh đạo Bộ GDĐT, Tập đoàn Novaedu, Ban tổ chức chương trình cùng toàn thể các đồng chí học viên tham dự tại các điểm cầu Trực tuyến trên phạm vi toàn quốc, chúc cho chương trình Tập huấn thành công tốt đẹp.

Thực hiện: Trung tâm HTSVKN&QHDN./.