Ngày 27/6/2024 tại Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc, Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số (Viện ĐMST&KTS) triển khai Kế hoạch công tác sinh viên (CTSV) năm học 2024-2025 trong lĩnh vực kết nối: Sinh viên - Doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy chuỗi hoạt động CLB Khởi nghiệp - Hướng nghiệp - Khoa học ứng dụng của sinh viên, giảng viên trong toàn Trường tại 3 Cơ sở đào tạo (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên).
Hội nghị “Công bố hoạt động Không gian ĐMST Mở tại CSĐT Vĩnh Phúc và Lễ ra mắt CLB Doanh nhân trẻ” được Viện ĐMST&KTS phối hợp cùng Đoàn TNCSHCM, Phòng Đào tạo và các Khoa chuyên ngành tại CSĐT Vĩnh Phúc tổ chức nhằm thực hiện triết lý giáo dục của Nhà trường “Ứng dụng - Thực học - Thực nghiệp”, với các tiêu chí mang lại phục vụ công tác sinh viên tại CSĐT:
1/ Công bố hoạt động không gian Đổi mới sáng tạo Mở;
2/ Lễ ra mắt CLB Doanh nhân trẻ;
3/ Mô hình hoạt động “Trà đá 0 đồng”.
Toàn cảnh chương trình Hội nghị “Công bố hoạt động Không gian ĐMST Mở tại CSĐT Vĩnh Phúc và Lễ ra mắt CLB Doanh nhân trẻ”
Tham dự chương trình về phía đại biểu Tổ chức - Doanh nghiệp có: ThS. Tạ Văn Sinh – Chi Cục trưởng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường (Sở KH&CN Vĩnh Phúc); TS. Nguyễn Ngọc Song - Chuyên gia cấp cao ĐMST, nguyên Phó Giám đốc Học viện KHCN&ĐMST (Bộ KH&CN); CEO. Sa Thị Phương - Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn Thịnh Phát, Phú Thọ; Luật sư Phan Mạnh Tuấn - Chuyên gia cấp cao Tư vấn Khởi nghiệp ĐMST; CEO. Đinh Hải Sâm - Giám đốc Kỹ thuật, Tập đoàn Ai20X (US)-WENet; CEO. Nguyễn Ngọc Sâm - Giám đốc Công ty CP Điện lực Bình Yên (KCN Bĩnh Xuyên, Vĩnh Phúc); CEO. Cao Ngọc Hải - Giám đốc Công ty Quảng cáo & Nội thất Việt Bắc; CTV. Lê Đức Đạo - Phụ trách cải tạo Không gian ĐMST Mở; CEO. Trần Thị Lan - Giám đốc Công ty CP TMDL Cung ứng lao động Toàn cầu. Về phía Trường Đại học Công nghệ GTVT có CBGV đại diện cho các Đơn vị, Khoa chuyên ngành, Phòng ban tại CSĐT Vĩnh Phúc: TS. Ngô Hoài Thanh - Phụ trách Phòng HCQT; ThS. Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Trung tâm QPAN-GDTC; ThS. Trần Anh Sáng - Phụ trách Bộ môn QPAN Trung tâm QPAN-GDTC; ThS. Quách Thị Vân Anh - Đại diện Phòng Đào tạo. Về phía Viện ĐMST&KTS đơn vị triển khai Dự án khởi nghiệp ĐMST và trực tiếp quản trị các CLB chuyên trách có: TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng; TS. Đào Phúc Lâm - Trưởng phòng ĐMST kiêm Chủ nhiệm CLB Kiểm toán xây dựng UTT; TS. Nguyễn Thanh Tú - Trưởng phòng Kinh tế số; TS. Đỗ Ngọc Chung - Chủ nhiệm CLB Doanh nhân trẻ; ThS. Đỗ Duy Tùng - Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp tại CSĐT Vĩnh Phúc; KS. Trịnh Văn Trường - Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp Phân hiệu Hà Nội. Đặc biệt là sự tham dự của các em sinh viên tại CSĐT và các Nhóm sinh viên CLB chuyên trách cùng một số Thầy/ cô tại CSĐT quan tâm tham dự.
TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng Viện ĐMST&KTS phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu tại sự kiện TS. Đinh Quang Toàn cho biết, Viện ĐMST&KTS là đơn vị được Nhà trường giao triển khai các Dự án khởi nghiệp ĐMST gắn các hoạt động Sinh viên - Doanh nghiệp thực hiện theo triết lý giáo dục của Nhà trường: Ứng dụng - Thực học - Thực nghiệp. Trên cơ sở đó Viện đã triển khai nhiều hoạt động CTSV được hình thành từ các Đội - Nhóm - CLB chuyên trách với mục tiêu:
1/ Tạo môi trường học tập gắn với nghiên cứu, trải nghiệm thực tế giúp sinh viên có thêm kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua các mô hình hoạt động CLB Khởi nghiệp - Hướng nghiệp - Khoa học ứng dụng giúp thúc đẩy tinh thần, động lực cho sinh viên có được kỹ năng tư duy sáng tạo để giải quyết tốt các công việc học tập, nghiên cứu và cuộc sống thường nhật trên con đường lập thân lập nghiệp trong tương lai.
2/ Chuỗi sự kiện Hội nghị được tổ chức tại CSĐT Vĩnh Phúc cho thấy sự quan tâm của BGH và sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả từ Ban lãnh đạo và Tập thể sư phạm tại CSĐT giúp Sinh viên có thêm 01 sân chơi trí tuệ để trải nghiệm thực tế - đó chính là Không gian ĐMST Mở được hình thành từ Xe chở khách cỡ lớn đã hết niên hạn sử dụng để cải tạo công năng tích hợp cùng trang thiết bị và cảnh quan, không gian của CSĐT tạo lên Tổ hợp ĐMST Mở phục vụ CTSV.
TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng, nhấn mạnh các Mô hình hoạt của CLB chuyên trách hiện nay đang triển khai rất hiệu quả được hình thành từ cơ cấu Thành viên CLB gồm các Giảng viên Nhà trường (Cố vấn); các CEO, Doanh nhân (Chuyên gia) đồng hành và Sinh viên nhằm đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp và thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay Nhà trường giao cho Viện ĐMST&KTS quản trị 05 CLB chuyên trách như: CLB Kiểm toán xây dựng cơ bản do TS. Đào Phúc Lâm - Chủ nhiệm; CLB Khoa học ứng dụng do ThS. Bùi Đăng Trình - Chủ nhiệm; CLB Khởi nghiệp sáng tạo do CN. Trịnh Văn Trường - Chủ nhiệm; CLB Kế toán kiểm toán do TS. Ngô Thị Thu Hương - Chủ nhiệm; và CLB Doanh nhân trẻ công bố hôm nay do TS. Đỗ Ngọc Chung - Chủ nhiệm.
TS. Đào Phúc Lâm - Trưởng phòng ĐMST, Viện ĐMST&KTS kiêm Chủ nhiệm CLB Kiểm toán xây dựng cơ bản chia sẻ về Tổ hợp không gian ĐMST Mở tại Hội nghị
TS. Đào Phúc Lâm cho biết, “ĐMST mở” - OI (Open Innovation) là khái niệm không có tính chính xác tuyệt đối khi nó đang trong quá trình hình thành, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Bắt đầu từ khái niệm của GS Henry Chesbrough, khi đó là trợ lý giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard ở Boston, khái niệm này được ông diễn giải lần đầu vào năm 2003 trong tác phẩm “Kỷ nguyên của ĐMST mở”. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp đang tư duy lại cách thức tạo ra các ý tưởng và đưa chúng tới thị trường - thông qua việc khai thác ý tưởng bên ngoài, hoặc tận dụng nghiên cứu trong nội bộ cơ sở Viện/ Trường về những vấn đề nằm ngoài hoạt động hiện hành của doanh nghiệp.
TS. Đào Phúc Lâm nhấn mạnh, ĐMST mở là khái niệm kinh doanh khuyến khích các Doanh nghiệp khai thác được các nguồn ĐMST từ bên ngoài để cải thiện các dòng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và rút ngắn thời gian cần thiết để đưa chúng ra thị trường và thương mại hóa. Như vậy, ĐMST mở được nhìn nhận như kết quả đầu ra của một quy trình đồng sáng tạo phức tạp có liên quan tới các dòng chảy tri thức xuyên khắp toàn bộ môi trường kinh tế và xã hội, đòi hỏi trao đổi tri thức cũng như năng lực hấp thụ từ tất cả các tác nhân tham gia, bất kể là doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ sở tài chính, công chức nhà nước hay công dân. Do vậy, ĐMST mở không thay thế cho quy trình ĐMST truyền thống (ĐMST đóng), mà được nhìn nhận như một bổ sung cần thiết nhằm giúp các công ty cập nhật xu thế công nghệ mới nhất, giúp giải quyết những vấn đề trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hiện nay, nhiều công ty, tập đoàn lớn tại Việt Nam đang gặp khó khăn với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Việc chỉ dựa vào nguồn lực trong Doanh nghiệp không còn phù hợp để họ có thể dễ dàng bắt kịp với các thay đổi, đổi mới hiện nay. Do vậy, nhu cầu tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài là vô cùng quan trọng nhất là nguồn lực trong các Viện, trường. Trong đó, một trong những hình thái của ĐMST mở - nền tảng ĐMST mở, là một trong những mô hình mang tính hiệu quả cao để giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Nền tảng không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi Doanh nghiệp mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận đến những cơ hội làm việc, hợp tác mới trong hệ sinh thái ĐMST quốc gia, tạo ra nhiều cơ hội cho cán bộ giảng viên và Sinh viên Nhà trường trong hoạt động giảng dạy nghiên cứu, gắn với thực tế theo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp.
TS. Đỗ Ngọc Chung - Chủ nhiệm CLB Doanh nhân trẻ trình bày Kế hoạch triển khai vận hành mô hình “Trà đá 0 đồng” tại CSĐT Vĩnh Phúc
TS. Đỗ Ngọc Chung chia sẻ mô hình hoạt động của Dự án “Trà đá 0 đồng” sẽ tạo giá trị cho Sinh viên, Giảng viên, tận dụng trang thiết bị, sự hỗ trợ CSVC của Nhà trường tạo môi trường học tập - nghiên cứu - gắn trải nghiệm thực tế về các mô hình kinh doanh, hiện thực hóa các ý tưởng, thúc đẩy tinh thần khỏi nghiệp sáng tạo của sinh viên thông qua không gian ĐMST Mở sinh viên được tham gia các khóa Tập huấn từ căn bản đến nâng cao. Tại đây, các Dự án được hiện thực hóa ý tưởng của Sinh viên và thực nghiệm sản phẩm thực tế do chính TS. Chung sáng chế và cố vấn, mentor.
Để vận hành hiệu quả mô hình “Trà đá 0 đồng” TS. Đỗ Ngọc Chung cùng các bạn sinh viên đã lập các Ban chuyên trách (Ban vận hành, bán hàng; Ban Marketing; Ban Truyền thông; Ban Khoa học ứng dụng). Việc triển khai mô hình “Trà đá 0 đồng” trong Tổ hợp không gian Mở tại CSĐT Vĩnh Phúc - đây là môi trường thân thiện, gần gũi với sinh viên, tăng thương hiệu cũng như uy tín của Nhà trường, giúp các em sinh viên khám phá và phát huy tài năng của mình. Dự án được vận hành bởi chính các em sinh viên CLB Doanh nhân trẻ phối hợp cùng với sinh viên tại CSĐT Vĩnh Phúc.
* Một số hình ảnh tại chương trình Hội nghị:
TS. Nguyễn Thanh Tú - Trưởng phòng Kinh tế số, Viện ĐMST&KTS công bố Quyết định thành lập CLB Doanh nhân trẻ
TS. Nguyễn Ngọc Song - Chuyên gia cấp cao ĐMST, nguyên Phó Giám đốc Học viện KHCN&ĐMST (Bộ KHCN) phát biểu tại Hội nghị đã đánh giá cao giá trị của sự kiện kết nối và gắn Sinh viên - Doanh nghiệp là xu thế chung của các cơ sở giáo dục hiện nay
TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng, Viện ĐMST&KTS trao Quyết định thành lập CLB Doanh nhân trẻ cho đại diện TS. Đỗ Ngọc Chung - Chủ nhiệm CLB
TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng, Viện ĐMST&KTS Chúc mừng Lễ ra mắt thành viên Ban Chủ nhiệm và Vận hành mô hình hoạt động Dự án “Trà đó 0 đồng” thuộc CLB Doanh nhân trẻ
Sinh viên tại CSĐT Vĩnh Phúc trải nghiệm thực tế tại mô hình hoạt động “Trà đá 0 đồng”
Các đại biểu Doanh nhân, Sinh viên tại CSĐT trải nghiệm tại mô hình Không gian Đổi mới sáng tạo mở UTT, nơi thực nghiệm Dự án “Trà đá 0 đồng”
Ban tổ chức cùng Đại biểu và các em sinh viên CLB và CSĐT chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Phòng Kinh tế số thực hiện./.